Liên hệ

Chứng chỉ an toàn lao động nhóm 1 Theo NĐ 44/2016 (Mới nhất)

Chứng chỉ an toàn lao động nhóm 1NĐ 44/2016/NĐ-CP cần điều kiện gì? Đối tượng xin cấp chứng chỉ an toàn vệ sinh lao động nhóm 1 là những ai? Đơn vị cơ quan nào tổ chức huấn luyện và cấp chứng chỉ, chứng nhận an toàn vệ sinh lao động? Đó là những câu hỏi, những vướng mắc thường gặp khi các doanh nghiệp, tổ chức khi tìm hiểu làm chứng chỉ an toàn lao động cho cá nhân của đơn vị mình. Viện Nuce là đơn vị tư vấn chuyên nghiệp cho các đơn vị tổ chức huấn luyện an toàn lao động. Chúng tôi sẽ giải đáp các thủ tục cho quý doanh nghiệp trong bài viết sau.
Chứng chỉ an toàn lao động nhóm 1 là giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa huấn luyện an toàn lao động cho các cán bộ quản lý nhóm 1. Theo Nghị định 44/2016/NNĐ-CP thì Nhóm 1 là những Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; Cấp phó của người đứng đầu được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

1. NỘI DUNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG CHO NHÓM 1

1. Huấn luyện nhóm 1 a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
Tư vấn chứng chỉ an toàn lao động nhóm 1
Tư vấn chứng chỉ an toàn lao động nhóm 1

2. KHUNG ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG NHÓM 1 

I. Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

1. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

+ Được quy định trong Hiến pháp, bộ Luật lao động, các Thông tư, Nghị định của Chính Phủ. Một số điểm chính như sau:
Điều 137. Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
1. Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản,
lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao
động thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn
lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường.
2. Khi sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hoá
chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện
theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc tiêu chuẩn về an toàn
lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã công bố, áp dụng.
Điều 138. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác an toàn lao
động, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ
trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên
quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường;
b) Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt
các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an
toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng;
c) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp
loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho
người lao động;
d) Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng;
đ) Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc và
đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;
e) Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các
hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây
dựng, ban hành và hướng dẫn tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao
động, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa
phương về an toàn lao động, vệ sinh lao động để xây dựng nội quy, quy trình làm việc bảo đảm an
toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, nơi làm việc.
3. Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

II. Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động

1. Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động
2. Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa
3. Phương pháp cải thiện điều kiện lao động
4. Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh

III. Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện an toàn lao động cho nhóm 1

Tổng cộng thời gian đào tạo và kiểm tra là 16 giờ.

3. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ HỌC VÀ XIN CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN LAO ĐỘNG NHÓM 1

Hồ sơ chuẩn bị cấp thẻ an toàn điện bao gồm:
- Ảnh 2x3
- Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu
- Tên đơn vị công tác, công việc
- Chức vụ




Đăng nhận xét

Tin liên quan