Liên hệ

Chứng chỉ năng lực Thi công lắp đặt thiết bị công trình Mới nhất 2022

Chứng chỉ năng lực Thi công lắp đặt thiết bị công trình Hạng 2 (II), Hạng 3 (III) theo Nghị định mới nhất. Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị là gì? phạm vi hoạt động của chứng chỉ lắp đặt thiết bị công trình? Điều kiện và thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như thế nào? Đó là những câu hỏi, vướng mắc mà các doanh nghiệp, tổ chức khi làm hồ sơ xin chứng chỉ năng lực cho doanh nghiệp. Viện đào tạo Nuce với kinh nghiệm tư vấn pháp lý lâu năm cho các doanh nghiệp xây dựng, chúng tôi sẽ đưa ra những tư vấn cho quý doanh nghiệp trong bài viết sau.
Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình là chứng chỉ cấp cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực lắp đặt thiết bị. Theo Nghi định 100/2018 NĐ-CP và Nghị định 15/2021 NĐ-CP sửa đổi bổ sung. Tại điều 83 Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực. Bộ xây dựng cấp chứng chỉ năng lực Hạng I, các Sở xây dựng cấp chứng chỉ năng lực Hạng II Hạng III. Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng có thời hạn là 10 năm kể từ ngày được cấp.

1. CÁC YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH

1. Cần kiểm tra máy móc cẩn thận ngay khi mở hòm máy, đảm bảo đầy đủ các bộ phận, các chi tiết, đúng chủng loại như thiết kế chỉ định, tính nguyên vẹn của máy, mức độ bảo quản và hư hỏng nhẹ cần xử lý.
2. Mặt bằng đặt máy phải đúng vị trí và đảm bảo sự trùng khớp và tương tác giữa các bộ phận và các máy với nhau, không để sai lệch ảnh hưởng đến quá trình vận hành.
3. Mặt bằng đặt máy phải thăng bằng để quá trình vận hành không gây lực phụ tác động vào các chi tiết máy ngoài mong muốn.
4. Móng máy phải thoả mãn các điều kiện về chống rung, chống thấm, chống dịch chuyển qua quá trình vận hành.
Thi công lắp đặt thiết bị bao gồm lắp đặt thiết bị điện dân dụng, thiết bị chống sét, thiết bị thang máy cho các công trình tòa nhà dân dụng. Tùy theo yêu cầu của cồng trình, cấp công trình mà yêu cầu chứng chỉ năng lực của nhà thầu thi công lắp đặt thiết bị. Theo phân loại cấp công trình Thông tư 06 Số: 06/2021/TT-BXD. Theo kết cấu thì tất cả các công trình từ 2 đến 7 tầng yêu cầu chứng chỉ năng lực hạng 3 (III).
Từ 8 đến 24 tầng thì yêu cầu có chứng chỉ năng lực hạng 2 (II) như vậy các doanh nghiệp thi công nhà ở liền kề, biệt thự có chiều cao từ 2 tầng bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
Lắp đặt các loại thiết bị như thông gió, hệ thống điều hòa, hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng có thể sử dụng chứng chỉ năng lực lĩnh vực thi công lắp đặt thiết bị hoặc chứng chỉ năng lực thi công cơ điện.
Thi công lắp đặt hệ thống điều hòa thông gió - lắp đặt thiết bị
Thi công lắp đặt hệ thống điều hòa thông gió - lắp đặt thiết bị

Thi công lắp đặt hệ thống điều hòa và hệ thống thông gió là nhiệm vụ quan trọng của quá trình lắp đặt thiết bị công trình. Do đó theo quy định của Nghị định 15/2021 NĐ-CP yêu cầu các nhà thầu thi công phải có chứng chỉ năng lực.
Thi công hệ thống thông khí cần chú ý:
  • Trong đường ống gió và các bộ phận khác không được kéo dây điện, cáp điện và các loại ống dẫn khí độc hại, khí dễ cháy, dễ nổ và chất lỏng.
  • Mối nối có thể tháo được của ống gió và các bộ phận khác không được bố trí trong sàn và trong tường. Lắp đặt ống gió của hệ thống hút khí thải và hút bụi nên tiến hành sau khi đã lắp các thiết bị mà chúng phải phục vụ. 
  • Các chi tiết chờ, chôn sẵn hoặc bulông nở của giá treo, giá đỡ phải ở vị trí chính xác, chắc chắn, các phần chôn chìm thì không được sơn và phải làm sạch hết dầu mỡ.
Thi công cột chống sét là thi công lắp đặt thiết bị
Thi công cột chống sét cho các nhà cao tầng là một khâu của lắp đặt thiết bị công trình
Thi công cột chống sét phải đảm bảo các bộ phận dẫn điện của thiết bị chống sét ở phía trên mặt đất phải đặt xa các đường ống, đường dây điện lực, điện thoại,  ăng ten dẫn vào công trình và các bộ phận kim loại có kích thước lớn của công trình với khoảng cách tối thiểu là 2 mét. Với những bộ phận kim loại của công trình nếu không thực hiện được khoảng cách như trên thì cho phép nối chúng với thiết bị chống sét nhưng phải thực hiện đẳng thế từng tầng. Giải pháp nối nên hạn chế đến tối thiểu.
Thi công cần chú ý khoảng cách trong đất từ các bộ phận kim loại của thiết bị chống sét tới các đường ống kim loại, đường cáp ngầm dẫn vào công trình không được nhỏ hơn 3 mét.
Nếu không đảm bảo được khoảng cách trên thì được nối chúng với nhau ở nơi gần nhất nhưng phải giảm trị số điện trở nối đất còn 1 ôm. Trường hợp này nhất thiết phải sử dụng cáp dẫn điện vào nhà là loại có vỏ kim loại sau đó nối phần vỏ kim loại với bộ phận nối đất của chống sét.

Tư vấn xin cấp chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình
Tư vấn xin cấp chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình Tel/zalo 0973209988

2. DỊCH VỤ HỖ TRỢ XIN CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC THI CÔNG

Viện Đào tạo Nuce - đơn vị chuyên tư vấn hỗ trợ xin cấp chứng chỉ NĂNG LỰC XÂY DỰNG hạng I, hạng II, hạngIII.
Bạn đang có nhu cầu xin cấp chứng chỉ năng lực? Bạn đang tìm kiếm một địa chỉ hướng dẫn cấp chứng chỉ năng lực xây dựng uy tín, đáng tin cậy. Hãy liên hệ với Viện Nuce ngay hôm nay.
Viện đào tạo Nuce đã tham gia công tác tổ chức và có kinh nghiệm tư vấn hỗ trợ cấp chứng chỉ năng lực từ những ngày đầu tiên khi Thông tư 17/2016/TT-BXD có hiệu lực. Viện có thể hỗ trợ:
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực đúng theo quy định
Hướng dẫn đánh giá năng lực, phân hạng, phân cấp công trình
Quý cơ quan, đơn vị, cá nhân có nhu cầu xin cấp chứng chỉ năng lực xin vui lòng liên hệ:
Đăng ký qua số điện thoại (24/7): Tel/zalo 0973209988 - 0987186159 (Ms Uyên) phụ trách đào tạo, tuyển sinh, tư vấn cấp chứng chỉ, giải thích thắc mắc của quý cơ quan, học viên.
Gmail: daotaocanbohn.edu@gmail.com 
Thi công lắp đặt thang máy (lắp đặt thiết bị công trình)
Thi công lắp đặt thang máy (thiết bị công trình) cần có chứng chỉ năng lực
Điều kiện thi công lắp đặt thang máy
(i) Đơn vị lắp đặt thang máy phải được phép do cơ quan chức năng có thẩm  quyền cấp phép họat động.
(ii) Có đủ cán bộ kỹ thuật được đào tạo theo chuyên ngành.
(iii) Có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, được huấn luyện cơ bản và định kỳ về kỹ thuật an toàn.
(iv) Có đủ điều kiện kỹ thuật, khả năng công nghệ cho công tác lắp đặt, điều chỉnh và sửa chữa như thiết bị gia công, thiết bị kiểm tra, hiệu chỉnh và đo lường.
Hồ sơ và trách nhiệm
Hồ sơ kĩ thuật mà ban lắp đặt phải giao cho đơn vị sử dụng như sau:
(i) Lý lịch gốc của thang máy
(ii) Hướng dẫn vận hành, sử dụng an toàn thang máy.
(iii) Hướng dẫn chế độ bảo dưỡng, kiểm tra thường xuyên và định kỳ, biện pháp khắc phục sự cố khẩn cấp như mất điện, dừng không đúng tầng.
(iv) Phân cấp trách nhiệm và quy định chu kì điều chỉnh, bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục sự cố giữa đơn vị lắp đặt, bảo dưỡng và đơn vị sử dụng thang máy.
Đơn vị lắp đặt chịu trách nhiệm tổ chức việc thử nghiệm thang máy sau
lắp đặt và sửa chữa theo đúng trình tự và quy tắc của tiêu chuẩn TCVN 5744:1993.
Hội đồng kĩ thuật tham gia đánh giá công tác thử nghiệm gồm:
+ Cơ quan cấp đắng ký sử dụng thang máy
+ Đại diện cơ quan lắp đặt thang máy
+ Đại diện đơn vị hay cá nhân sử dụng thang máy.
Kết quả thử nghiệm được đánh giá bằng văn bản có đầy đủ chữ ký của các thành viên và đóng dấu của cơ quan lắp đặt.
Cần lưu ý về nhân viên chịu trách nhiệm quản lý về sự hoạt động an toàn và người vận hành thang máy phải được huấn luyện cơ bản về nghiệp vụ mà mình đảm nhiệm, phải hiểu được tính năng kĩ thuật của thang máy mà mình phụ trách như trọng tải, vận tốc làm việc. . . Biết các tiêu chuẩn an toàn
liên quan đến thang máy, biết cách khắc phục các sự cố khẩn cấp theo hướng dẫn của đơn vị lắp đặt.
Trên đây là bài viết tư vấn xin chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình. Mọi chi tiết xin quý khách liên hệ
Phòng đào tạo Viện Nuce Hà Nội: Tầng 7 Tòa nhà HH01C - KĐT Thanh Hà - Hà Đông - Hà Nội
TP Hồ Chí Minh: Số 10, đường 3/2, P12, Q10, TpHCM
Hotline: Ms Uyên 0973209988 - 0987186159

Đăng nhận xét

Tin liên quan