Liên hệ

Làm Chứng chỉ năng lực Giám sát Giao thông (Cầu, đường bộ) uy tín 2022

Làm Chứng chỉ năng lực Giám sát Giao thông (Cầu, đường bộ) bao gồm lĩnh vực giám sát thi công đường cao tốc, đường đô thị, giám sát thi công cầu, thi công bến cảng, thi công công trình giao thông đường thủy. Theo điều 83 Nghị định 15/2021 NĐ-CP bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
Chứng chỉ năng lực giám sát thi công giao thông là bản đánh giá năng lực ngắn gọn của cơ quan chức năng như Bộ xây dựng, Sở xây dựng cho các doanh nghiệp, tổ chức tham gia  hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Theo Nghị định 100/2018 NĐ-CP và Nghị định 15/2021 NĐ-CP sửa đổi bổ sung thì lĩnh vực giám sát giao thông (cầu đường bộ) Bộ xây dựng tổ chức chấm và cấp chứng chỉ năng lực Hạng I, Sở xây dựng Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các Sở xây dựng cấp chứng chỉ năng lực Hạng II, Hạng III. Chứng chỉ năng lực có giá trị như nhau trên toàn Quốc và thời hạn là 10 năm.
Tư vấn cấp chứng chỉ năng lực


 Dịch vụ hỗ trợ tư vấn kê khai xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Chứng chỉ năng lực giám sát giao thông cầu đường bộ hạng II
Chứng chỉ năng lực giám sát giao thông cầu đường bộ hạng II


Chứng chỉ năng lực giám sát hạng III

Phí dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực giám sát thi công đã trọn gói chưa? Có cam kết xin được chứng chỉ năng lực?

Nuce luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ chúng tôi đã thẩm định hồ sơ. Luôn đảm bảo đạt kết quả cao nhất, không bị tụt hạng. Đảm bảo đúng tiến độ.
Bao lâu sẽ có chứng chỉ năng lực xây dựng?
Theo Nghị định 15/2021 NĐ-CP thì trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ năng lực; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ năng lực. Tổng thời gian hoàn thành hợp đồng dịch vụ từ lúc nhận hồ sơ doanh nghiệp xây dựng cung cấp khoảng 25 -35 ngày. (có thể nhanh hơn tùy tình hình thực tế tại Sở xây dựng và yếu tố khách quan khác)

CÁC GIAI ĐOẠN GIÁM SÁT THI CÔNG CẦU ĐƯỜNG BỘ

1.1 Giai đoạn chuẩn bị thi công giao thông cầu đường bộ

Nội dung chủ yếu của công tác giám sát giao thông đường bộ trong giai đoạn này gồm có:
1.Kiểm tra và phê duyệt trang thiết bị của phòng thí nghiệm và đội ngũ nhân viên kỹ thuật của nhà thầu
2.Kiểm tra tính năng kỹ thuật của các trang thiết bị và máy móc thi công của nhà thầu.
3.Thí nghiệm, kiểm tra và phê duyệt các cơ sở khai thác hoặc cung cấp vật liệu xây dựng của nhà thầu.
4.Kiểm tra và phê duyệt kết quả thí nghiệm và kết quả thiết kế thành phần các hỗn hợp vạt liệu của nhà thầu ( bê tông nhựa, bê tông xi măng .. ).
5.Chỉ dẫn cho nhà thầu hệ thống mốc định vị và mốc cao độ; kiểm tra các số liệu đo đạc và công tác khôi phục tuyến, lên ga, phóng dạng, làm đường tạm ... của nhà thầu.
6.Thẩm tra, phê duyệt  thiết kế bản vẽ thi công chi tiết và giải pháp thi công của nhà thầu; kiểm tra và phê duyệt các kết quả thi công thí điểm từng hạng mục công trình theo quy định.
7.Giải thích rõ các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong hợp đồng thầu cho nhà thầu.
8.Kiểm tra các biện pháp bảo  đảm an toàn thi công, bảo vệ công trình, bảo vệ môi trường của nhà thầu.
9.Kiểm tra việc lập kế hoạch và tiến độ thi công của nhà thầu.

1.2 Giai đoạn thi công cầu đường bộ

Nội dung giám sát giao thông cầu đường bộ chủ yếu gồm: 
  1. Hàng ngày kiểm tra công nghệ thi công ( kể cả khâu bảo dưỡng sau thi công ); kiểm tra nguyên vật liệu, hỗn hợp vật liệu chế tạo tại xưởng ( tại nơi bảo quản, tại hiện trường thi công và tại nơi sản xuất ); hướng dẫn và thẩm tra hệ thống tự kiểm tra của nhà thầu
  2. Nghiệm thu từng công đoạn, từng trình tự công nghệ trong quá trình thi công mỗi hạng mục  công trình theo tiêu chuẩn và phương pháp quy định ( đặc biệt chú trọng các công đoạn, các bộ phận công trình ẩn dấu ); tiếp nhận văn bản yêu cầu tiếp tục thi công các công đoạn sau của nhà thầu, nếu công đoạn trước đã đủ cơ sở nghiệm thu ( bằng văn bản ) mới cho phép nhà thầu tiếp tục thi công;
  3. Nếu chất lượng thi công không đạt yêu cầu quy định hoặc phát hiện các khuyết tật thì phải điều tra, xử lý, nếu cần thì phải báo cáo tư vấn trưởng cho ngừng thi công.
  4. Định kỳ kiểm tra tiến độ thi công của nhà thầu ( so với kế hoạch tién độ do nhà thầu trình đã đươc tư vấn trưởng phê duyệt; xác nhận báo cáo tiến độ hàng tháng của nhà thầu; báo cáo với tư vấn trưởng để xác nhận sự cần thiết phải kéo dài thời gian thi công nếu có lý do xác đáng.
  5. Kiểm tra các biện pháp bảo đảm an toàn thi công của nhà thầu ( kể cả các biện pháp chiếu sáng khi thi công về đêm )
  6. Kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công của nhà thầu.
  7. Báo cáo ( hoặc đề xuất ) với tư vấn trưởng những bất hợp lý về tiêu chuẩn hoặc về đồ án thiết kế dẫn đến các thay đổi cần thiết cả về chất lượng và khối lượng công trình.
  8. Lưu trữ đầy đủ các biên bản kiểm tra, các báo cáo hàng tháng về chát lượng, khối lượng, tiến dộ, kể cả các ghi chép và số liệu thí nghiệm.

1.3 Giai đoạn sau thi công cầu đường bộ ( trong thời kỳ bảo hành )

1.Kiểm tra, đánh giá nghiệm thu hoàn công các hạng mục công trình; phát hiện các sai sót, khuyết tật để yêu cầu nhà thầu hoàn thiện, sửa chữa  trong thời kỳ bảo hành, làm văn bản nghiệm thu
2.Hướng dẫn nhà thầu làm hồ sơ hoàn công theo đúng quy định

Đăng nhận xét

Tin liên quan