Liên hệ

Chứng chỉ năng lực Khảo sát địa hình Hạng 2 (II) của tổ chức Hà Nội TP Hồ Chí Minh

Chứng chỉ năng lực Khảo sát địa hình Hạng 2 (II) là giấy tờ cần thiết bắt buộc của các công ty, doanh nghiệp xây dựng làm trong lĩnh vực khảo sát địa hình. Khác với chứng chỉ khảo sát địa hình hạng 3. Chứng chỉ năng lực Khảo sát địa hình hạng 2 yêu cầu cao hơn hẳn hạng 3. 
Mẫu chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất địa hình 2022
Mẫu chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất địa hình 2022
Khảo sát địa hình là hoạt động rất quan trọng để lập quy hoạch dự án, thiết kế công trình. Khảo sát được địa chất, đo đạc bản đồ thực địa của dự án còn giúp đưa ra phương án thi công, lựa chọn vật liệu phù hợp với địa hình và địa chất. Để khảo sát được địa hình cần có thiết bị hiện đại, đội ngũ kỹ sư có đủ trình độ năng lực, được đào tạo bài bản. Vì vậy theo quy định của pháp luật các công ty doanh nghiệp phải có đủ năng lực mới được tham gia hoạt động khảo sát địa hình.
Chung chi nang luc khao sat dia chat dia hinh hang 2
Chứng chỉ năng lực của tổ chức Khảo sát địa chất, địa hình hạng II

1. Điều kiện xin cấp Chứng chỉ năng lực Khảo sát địa hình Hạng 2 (II)

  • Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định;
  • Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
  • Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
  • Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát.

2. Hồ sơ xin cấp Chứng chỉ năng lực Khảo sát địa hình Hạng 2 (II)

1. Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực)

Giấy đăng ký kinh doanh để xin cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất hạng 2 (II)

2. Danh sách cán bộ chủ chốt kèm bằng Đại học, cao đằng, chứng chỉ hành nghề (bản sao có chứng thực). 

Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành địa chất; trắc địa hoặc chuyên ngành xây dựng, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc làm chủ nhiệm khảo sát địa hình theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Nghị định 59/CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát địa hình. 

3. Đơn xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (theo mẫu)

Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khảo sát địa hình hạng 2

4. Hợp đồng thuê phòng thí nghiệm

Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận
Hợp đồng liên kết phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn khảo sát địa chất địa hình
Thông thường để đầu tư một phòng thí nghiệm khảo sát địa chất địa hình rất tốn kém, vì vậy giải pháp tiết kiệm chi phí là các công ty xây dựng cần liên kết với các đơn vị có phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn.

Quý doanh nghiệp có khó khăn gì trong việc lập hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng hạng 2 (II). Để tránh tụt hạng, bị đánh trượt xuống hạng 3, hoặc hồ sơ bị loại do nhiều lý do nào đó, Quý doanh nghiệp, công ty hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn.

Viện đào tạo Nuce
Đăng ký qua số điện thoại (24/7): 0973209988 (Ms Uyên) phụ trách đào tạo, tuyển sinh, tư vấn cấp chứng chỉ, giải thích thắc mắc của quý cơ quan, học viên... 
Đăng ký trực tuyến bằng cách gửi qua gmail, zalo:  GMAIL: daotaocanbohn.edu@gmail.com  ZALO: 0973209988 Tel 0987186159 

Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng

1. Chủ đầu tư có các quyền sau:
a) Thực hiện khảo sát xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực;
b) Đàm phán, ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng; giám sát, yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện đúng hợp đồng ký kết;
c) Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát do tư vấn thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập và giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầu khảo sát xây dựng;
d) Điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo yêu cầu hợp lý của tư vấn thiết kế xây dựng;
đ) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khảo sát xây dựng theo quy định của pháp luật;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:
a) Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;
b) Cung cấp cho nhà thầu khảo sát xây dựng thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát;
c) Xác định yêu cầu đối với khảo sát xây dựng và bảo đảm điều kiện cho nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện công việc;
d) Thực hiện đúng hợp đồng khảo sát xây dựng đã ký kết;
đ) Tổ chức giám sát công tác khảo sát xây dựng; nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật;
e) Bồi thường thiệt hại khi cung cấp thông tin, tài liệu không phù hợp, vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng

1. Nhà thầu khảo sát xây dựng có các quyền sau:
a) Yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan cung cấp số liệu, thông tin liên quan theo quy định của hợp đồng để thực hiện khảo sát xây dựng;
b) Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát xây dựng;
c) Thuê nhà thầu phụ thực hiện khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;
d) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
2. Nhà thầu khảo sát xây dựng có các nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện đúng yêu cầu khảo sát xây dựng theo quy định của Luật này và hợp đồng khảo sát xây dựng;
b) Đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi phát hiện yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;
c) Chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát xây dựng và chất lượng khảo sát do mình thực hiện; chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng khảo sát của nhà thầu phụ (nếu có) và kết quả khảo sát của nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ khi tham gia khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát trước nhà thầu chính và trước pháp luật;
d) Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng không phù hợp và vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

Đăng nhận xét

Tin liên quan