Liên hệ

Chứng chỉ hành nghề giám sát lắp đặt thiết bị cấp theo Nghị định mới nhất

Chứng chỉ hành nghề giám sát lắp đặt thiết bị là gì? Các điều kiện để xin được chứng chỉ hành nghề lắp đặt thiết bị? Hồ sơ để xin chứng chỉ hành nghề lắp đặt thiết bị bao gồm những gì? đó là những câu hỏi vướng mắc khi các kỹ sư làm hồ sơ thi sát hạch và xin cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Đặc biệt trong lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị. Vì từ Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì các cá nhân tham gia hoạt động xây dựng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề. Mức phạt theo Thông tư
Chứng chỉ hành nghề giám sát lắp đặt thiết bị là chứng chỉ được cấp cho các cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trong lĩnh vực tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị công trình. Theo Nghị định 100/2018/NĐ-CP và Nghị định 15/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung thì, Bộ xây dựng là đơn vị duy nhất được cấp chứng chỉ hành nghề Hạng I. Các Sở xây dựng, các hiệp hội nghề nghiệp như Hội cấp thoát nước, Hiệp hội nhà thầu xây dựng... được tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề cho các cá nhân đủ điều kiện. Chứng chỉ do các đơn vị khác nhau cấp đều có giá trị như nhau trên toàn Quốc và có thời hạn sử dụng là 05 năm. Điểm mới của 2 Nghị định này là để được cấp chứng chỉ hành nghề các cá nhân bắt buộc phải trải qua kỳ thi sát hạch.
chung chi hanh nghe giam sat lap dat thiet bi cong trinh hang II
Chứng chỉ hành nghề giám sát lắp đặt thiết bị công trình hạng 2 (II)
#GIÁM SÁT LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH LÀ GÌ?

#ĐIỀU KIỆN XIN CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ GIÁM SÁT LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Theo Điều 66 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là.
1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật (không bị truy cứu trách nhiệm hình sự) Nếu là  người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam.
2. Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
  • Xin chứng chỉ hành nghề Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;
  • Xin chứng chỉ hành nghề Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;
  • Xin chứng chỉ hành nghề Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
3. Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Điều kiện để xin được chứng chỉ hành nghề giám sát lắp đặt thiết bị thì cần học trường Đại học nào? chuyên nghành gì?

Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

#HỒ SƠ XIN CẤP CHỨNG CHỈ GIÁM SÁT LẮP ĐẶT THIẾT BỊ


#BIÊN BẢN NGHIỆM THU LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH

Chủ đầu tư / Tổng thầu EPC ………………………………….
Công trình ……………………..
Hạng mục công trình ................. …………………………………..
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
.........., ngày.......... tháng......... năm..........

                         BIÊN BẢN SỐ ………………
              NGHIỆM THU LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

1. Tên thiết bị/Cụm Thiết bị được nghiệm thu bao gồm:
Số
TT Thiết bị được nghiệm thu Đơn vị Số lượng Cơ sở
chế tạo Ngày
xuất xưởng

2. Hội đồng nghiệm thu bao gồm:
- Cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư hoặc của tổ chức tư vấn giám sát thi công lắp đặt thiết bị do chủ đầu tư thuê ( kỹ thuật A)/ tổng thầu EPC
- Cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp lắp đặt thiết bị (kỹ thuật B)/ thầu phụ khi thực hiện hợp đồng EPC :
- Cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp xây dựng (kỹ thuật B)/ thầu phụ khi thực hiện
hợp đồng EPC
- Cán bộ của doanh nghiệp cung cấp thiết bị (nếu có ):

3. Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng khi thi công, kiểm tra và nghiệm thu: nêu cụ thể tên, số hiệu tiêu chuẩn …………………………………………………………………
4. Kiểm tra tại hiện trường
Số 
TT Kết quả kiểm tra Nội dung kiểm tra Bản vẽ
thi công số Ph-ơng pháp
kiểm tra 
Đạt Không
đạt
5. Khối lượng
Khối l-ợng Thời gian thi công Số
TT Công tác lắp đặt thiết bị Đơn vị 
theo thiết kế
đã được
duyệt Đã thực
hiện Bắt đầu Hoàn
thành
6. Những sửa đổi so với thiết kế đã được phê duyệt: (nếu có)
7. Kiến nghị:

8. Kết luận:
- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu để triển khai các công việc tiếp
theo.
- Yêu cầu và thời hạn phải sửa chữa xong những khiếm khuyết mới triển khai các
công việc tiếp theo.
Các thành phần tham gia hội đồng nghiệm thu: 


(Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ)

- Cán bộ kỹ thuật của chủ đầu tư hoặc của tổ chức tư vấn giám sát thi công lắp đặt thiết
- Cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp xây dựng (kỹ thuật B)/ thầu phụ khi thực hiện
bị do chủ đầu tư thuê ( kỹ thuật A)/ tổng thầu EPC hợp đồng EPC
- Cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp lắp đặt thiết bị ( kỹ thuật B)/ thầu phụ khi thực hiện
hợp đồng EPC
- Cán bộ của doanh nghiệp cung cấp thiết bị (nếu có)
Các phụ lục kèm theo :
- Các chứng chỉ chất lượng của nơi sản xuất và kết quả kiểm tra.
- Bản vẽ hoàn công lắp đặt thiết bị nghiệm thu (có thể in ngay ở mặt sau biên bản hoặc bản vẽ
riêng kèm theo)

Đăng nhận xét

Tin liên quan