Liên hệ

Quy trình quản lý dự án xây dựng Giáo trình quản lý dự án Mới nhất

 Quy trình quản lý dự án xây dựng Giáo trình quản lý dự án Mới nhất

Chứng Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng là một quá trình quản lý dự án xuyên suốt từ gia đoạn chuẩn bị lập quy hoạch quản lý dự án đến giai đoạn thực hiện dự án và kết thúc dự án. 
Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng
Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

Theo Luật xây dựng 2014 thì

1.1. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm
Quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

1.2.  Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có các quyền sau:
a) Thực hiện quyền quản lý dự án theo ủy quyền của chủ đầu tư;
b) Đề xuất phương án, giải pháp tổ chức quản lý dự án, kiến nghị với chủ đầu tư giải quyết vấn đề vượt quá thẩm quyền;
c) Thuê tổ chức tư vấn tham gia quản lý dự án trong trường hợp cần thiết sau khi được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận.
2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có các nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện nghĩa vụ của chủ đầu tư về quản lý dự án trong phạm vi được ủy quyền;
b) Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường trong xây dựng;
c) Báo cáo công việc với chủ đầu tư trong quá trình quản lý dự án;
d) Chịu trách nhiệm về vi phạm pháp luật trong quản lý thực hiện dự án;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

1.3. Các giai đoạn của Quản lý dự án

1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án 
Gồm các công việc:
- Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); 
- Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự.
1.3.2 Giai đoạn thực hiện dự án 
Gồm các công việc: 
-Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); 
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); 
- Khảo sát xây dựng; 
- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; 
- Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); 
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; 
- Thi công xây dựng công trình; 
- Giám sát thi công xây dựng;
- Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; 
- Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; 
- Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; 
- Vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;
1.3.3  Giai đoạn kết thúc xây dựng
Đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng.

2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ DỰ ÁN

Quản lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch đối với 4 giai đoạn của vòng đời dự án trong khi thực hiện dự án (giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn kết thúc). Mục đích của nó là từ góc độ quản lý và tổ chức, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu dự án như mục tiêu về giá thành,. mục tiêu thời gian, mục tiêu chất lượng. Vì thế, làm tốt công tác quản lý là một việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 

2.1 Quản lý phạm vi dự án

Tiến hành khống chế quá trình quản lý đối với nội dung công việc của dự án nhằm thực hiện mục tiêu dự án. Nó bao gồm việc phân chia phạm vi, quy hoạch phạm vi, điều chỉnh phạm vi dự án … 

2.2 Quản lý thời gian dự án 

Quản lý thời gian dự án là quá trình quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng thời gian đề ra. Nó bao gồm các công việc như xác định hoạt động cụ thể, sắp xếp trình tự hoạt động, bố trí thời gian. khống chế thời gian và tiến độ dự án. 

2.3 Quản lý chi phí dự án 

Quản lý chi phí dự án là quá trình quản lý chi phí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà chi phí không vượt quá mức trù bị ban đầu. Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí. 

2.4 Quản lý chất lượng dự án 

Quản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đặt ra. Nó bao gồm việc quy hoạch chất lượng. khống chế chất lượng và đảm bảo chất lượng … 

2.5 Quản lý nguồn nhân lực 

Quản lý nguồn nhân lực là phương pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi nguời trong dự án và tận dụng nó một cách có hiệu quả nhất. Nó bao gồm các việc như quy hoạch tổ chức, xây dựng đội ngũ, tuyển chọn nhân viên và xây dựng các ban quản lý dự án. 

2.6 Quản lý việc trao đổi thông tin dự án 

Quản lý việc trao đổi thông tin dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo việc truyền đạt, thu thập, trao đổi một cách hợp lý các tin tức cần thiết cho việc thực hiện dự án cũng như việc truyền đạt thông tin, báo cáo tiến độ dự án 

2.6 Quản lý rủi ro trong dự án 

Khi thực hiện dự án sẽ gặp phải những nhân tố rủi ro mà chúng ta không lường trước được. Quản lý rủi ro là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm tận dụng tối đa những nhân tố có lợi không xác định và giảm thiểu tối đa những nhân tố bất lợi không xác định cho dự án. Nó bao gồm việc nhận biết. phân biệt rủi ro, cân nhắc, tính toán rủi ro, xây dựng đối sách và khống chế rủi ro. 

2.7 Quản lý việc thu mua của dự án 

Quản lý việc thu mua của dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm sử dụng những hàng hóa, vật liệu thu mua được từ bên ngoài tổ chức thực hiện dự án. Nó bao gồm việc lên kế hoạch thu mua. lựa chọn việc thu mua và trưng thu các nguồn vật liệu

2.8 Quản lý việc giao nhận dự án 

Đây là một nội dung quản lý dự án mới mà Hiệp hội các nhà quản lý dự án trên thế giới đưa ra dựa vào tình hình phát triển của quản lý dự án. Một số dự án tương đối độc lập nên sau khi thực hiện hoàn thành dự án, hợp đồng cũng kết thúc cùng với sự chuyển giao kết quả. Nhưng một số dự án lại khác, san khi dự án hoàn thành thì khách hàng lập tức sử dụng kết quả dự án này vào việc vận hành sản xuất. Dự án vừa bước vào giai đoạn đầu vận hành sản xuất nên khách hàng (người tiếp nhận dự án) có thể thiếu nhân tài quản lý kinh doanh hoặc chưa nắm vững được tính năng, kỹ thuật của dự án. Vì thế cần có sự giúp đỡ của đơn vị thi công dự án giúp đơn vị tiếp nhận dự án giải quyết vấn đề này, từ đó mà xuất hiện khâu quản lý việc giao - nhận dự án. 
Quản lý việc giao - nhận dự án cần có sự tham gia của đơn vị thi công dự án và đơn vị tiếp nhận dự án, tức là cần có sự phối hợp chặt chẽ gian hai bên giao và nhận, như vậy mới tránh được tình trạng dự án tốt nhưng hiệu quả kém, đầu tư cao nhưng lợi nhuận thấp. Trong rất nhiều dự án đầu tư quốc tế đã gặp phải trường hợp này, do đó quản lý việc giao - nhận dự án là vô cùng quan trọng và phải coi đó là một nội dung chính trong việc quản lý dự án.

3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN LẬP VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN

Mục lục

3.1. Khảo sát xây dựng phục vụ cho việc tìm kiếm địa điểm xây dựng và thi tuyển kiến trúc
3.2. Lựa chọn nhà thầu lập báo cáo đầu tư xây dựng
3.3. Lập báo cáo đầu tư xây dựng
3.4. Trình báo cáo đầu tư xây dựng để xin phép đầu tư xây dựng
3.5. Tổ chức thi tuyển kiến trúc : chọn phương án được chọn để triển khai TKCS
3.6. Lựa chọn nhà thầu lập dự án đầu tư xây dựng
3.7. Lập dự án đầu tư xây dựng (trong đó đã có thiết kế cơ sở )
3.8. Trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
3.9. Thành lập Ban quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án
3.10. Xin Giấy phép xây dựng
3.11. Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế, nhà thầu thẩm tra thiết kế
3.12. Lập thiết kế các bước tiếp theo (thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công )
3.13. Tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công
3.14. Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng;
3.15. Lựa chọn tư vấn giám sát
3.16. Thi công xây dựng;
3.17. Nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng ;
3.18. Thanh toán và quyết toán với nhà thầu thi công xây dựng;
3.19. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng ;
3.20. Bàn giao công trình;
3.21. Theo dõi, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng bảo hành công trình;
3.22. Thực hiện bảo trì công trình xây dựng

3.1. Khảo sát xây dựng phục vụ cho việc tìm kiếm địa điểm xây dựng và thi tuyển kiến trúc

3.14. Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng

Khoản 2 Điều 4 của Luật Đấu thầu đã nêu : “ Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế ”, bởi vậy trong việc lựa chọn nhà thầu chủ đầu tư cần phải chú ý đến điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu xây dựng. Để chọn được nhà thầu chủ đầu tư cần thực hiện theo Luật Đấu thầu, Nghị định 111/2006/NĐ-CP và Thông tư số /2007/TT-BXD ngày / /2007 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn về lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng”.



Đăng nhận xét

Tin liên quan